Lịch sử hình thành xã Tiên Trang
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Xã Tiên Trang được sáp nhập giữa xã Quảng Lĩnh với xã Quảng Lợi từ ngày 1/12/2020, nằm về phía đông nam huyện Quảng Xương, Cách trung tâm Thành phố 20 km, Thành phố Sầm Sơn 15km; khu kinh tế Nghi Sơn 25km
- Phí đông: giáp biển đông
- Phía nam: Giáp xã Quảng Thạch
- Phía tây: Gáp xã Quảng Trường
- Phía bắc: Giáp xã Quảng Thái và xã Quảng Lộc
- Diện tích tự nhiên: 10,4 km2
- Dân số ( năm 2020): 2786 hộ, 11.863 nhân khẩu
- Đơn vị hành chính: chia làm 12 đơn vị thôn Thôn Thủ lộc, Thôn Phúc Thành, thôn Tiên Trang, thôn Lọc Tại, thôn Tiên Thắng, thôn Tiên phong, thôn Hồng Phong, Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5.
- Chiều dài bờ biển: 2,1km
- Trung tâm hành chính xã rộng: 5400m2, đóng trên địa bàn thôn Tiên Trang
- Hệ thống giao thông; có quốc lộ 1A dài 3,5km, tỉnh lộ 4A dài 3k, 4B dài 2,5Km, 4C dài 2km, 100% tuyến đường liên thôn đã được bê tông hóa
- Trường học: Trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS, trường THPT Quảng Xương IV năm tại đơn vị thôn Tiên Trang
- Trung tâm y tế xã rộng đóng trên địa bàn thôn Hồng Phong
- Chợ đỏ đóng trên địa bàn thôn Tiên Trang
- Năm 2014 xã Quảng lợi cũ được công nhận Đô thị loại V theo Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 01/08/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa
- năm 2016: đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới
II. Điều kiện kinh tế- Xã hội
Với lợi thế là trung tâm của khu đô thị công nghiệp Bắc cầu Ghép xã Quảng Lợi đang dần hình thành nên 1 trung tâm công nghiệp nhẹ kết hợp với tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
Trên địa bàn xã có 2 công ty, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, trong đó công ty Fruit of the lomm Việt Nam 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty TNHH SOTO với dự án phát triển du lịch sinh thái biển đã mang lại nhiều bước đi khởi sắc cho bà con nhân dân đặc biệt là sự phát triển nhanh và mạnh về dịch vụ ăn uống và nghỉ dưỡng, toàn xã đã có hàng chục nhà hàng, nhà nghỉ, vì vậy mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách về thăm quan và nghỉ dưỡng tại xã Tiên Trang.