Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 3

    Hôm nay: 85

    Đã truy cập: 640797

Bài truyền thông về chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu, uốn ván giảm liều cho trẻ 8 tuổi và học sinh lớp 3 năm 2023

Bài truyền thông về chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu, uốn ván giảm liều cho trẻ 8 tuổi và học sinh lớp 3 năm 2023

Thưa toàn thể nhân dân!

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

          Uốn ván là một loại bệnh cấp tính nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơvà trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.     

          Tiêm vắc xin Bạch hầu, Uốn ván (TD) nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, tăng tỷ lệ miễn dịch và kiểm soát dịch Bạch hầu, uốn ván không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng.

 I. Những điều cần biết về bệnh bạch hầu:

1. Đường lây:

- Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc người lành mang vi trùng

- Bệnh lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn…bị nhiễm nguồn bệnh.

- Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương gây bạch hầu da.

2. Triệu chứng của bệnh bạch hầu:

- Sốt nhẹ, đau đầu.

  - Viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở.

- Đau họng dẫn tới chán ăn.

- Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.

- Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

- Sau khi thấy triệu chứng trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.

- Bệnh nhân bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng  6 - 10 ngày.

3. Các biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu: 

Biến chứng tim mạch: có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi, tỷ lệ tử vong rất cao.

- Biến chứng thần kinh:  Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và thường hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác.

- Các biến chứng khác có thể xảy ra như Viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi.

II. Những điều cần biết về bệnh uốn ván:

  1. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván:

- Do bị trầy xát và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với trực  khuẩn uốn ván có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng  gây bệnh uốn ván.

- Những người có nguy cơmắc cao :

- Người làm vườn

- Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm

- Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.

- Công nhân xây dựng các công trình.........

             2. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4 – 21 ngày. Tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

             3. Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.

III. Chiến dịch tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván cho trẻ 8 tuổi và học sinh lớp 3 năm 2023 trên địa bàn huyện Quảng Xương:

2. Đối tượng:

- Tất cả trẻ đang học lớp 3 tại trường học, trẻ đủ 8 tuổi tại cộng đồng (trẻ sinh từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014).

Ngoại trừ  những trẻ đã tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu hoặc uốn ván trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung.

4. Địa điểm tiêm chủng:

- Tại trường tiểu học xã Quảng Trường (Tiêm cho học sinh tại trường)

- Tại trạm y tế (Tiêm cho trẻ không đi học)

- Tiêm vét tại Trạm y tế.

5. Thông tin dành cho phụ huynh và giáo viên:

- Sau khi tiêm cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để theo dõi nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

- Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ để đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời

Vắc xin Uốn ván- Bạch hầu là an toàn, thông thường sau khi tiêm có thể có phản ứng nhẹ như đau cơ cánh tay, quầng đỏ, sưng nhẹ tại chỗ tiêm, sốt và sẽ tự khỏi sau vài ngày

Tuy nhiên, cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥39oC), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, khó thở, tím tái, phát ban…

Để đảm bảo sức khỏe cho con em mình các bc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu, uốn ván (TD) cho trẻ 8 tuổi.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TIÊN TRANG - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Trần Phú Dũng - Mai Thị Xoan

Địa chỉ: xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại:0912300128; email: tientrang.quangxuong@thanhhoa.gov.vn

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa